Làm sao để thiết kế phòng gym chuyên nghiệp, khách hàng nhìn vào là muốn tập ngay là băn khoăn của tất cả những ai đang có ý định mở mô hình kinh doanh phòng gym. Một không gian tập gym ấn tượng sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh và giữ chân khách hàng lâu dài. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu setup phòng tập gym nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo ngay 20+ mẫu thiết kế phòng gym đẹp sau đây để có thêm nhiều ý tưởng tuyệt vời.
1. Những lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng tập gym
Để thiết kế phòng tập gym chuyên nghiệp, bạn cần phải lưu ý đến rất nhiều yếu tố như màu sắc, ánh sáng, mặt sàn, bố trí khu vực tập,…Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người tập, khiến khách hàng đi đến quyết định có muốn gắn bó lâu dài với phòng gym của bạn hay không.
Màu sắc thiết kế phòng gym
Vì đối tượng khách hàng của phòng gym thường hướng đến những người trẻ nên thiết kế phòng tập gym thường ưu tiên những gam màu đơn giản nhưng cá tính và mạnh mẽ như đen, xám, nâu,…Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm cùng 1 số tone màu nổi bật khác, đậm chất thể thao như đỏ, xanh dương, xanh lá cây hoặc vàng để tạo điểm nhấn khiến không gian phòng tập trẻ trung và năng động hơn.
Ánh sáng phòng tập gym
Thiết kế phòng tập gym hiện nay thường có xu hướng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên để tạo cho các gymer cảm giác như đang được tập luyện ngoài trời và cũng khiến không gian phòng tập trông thoáng rộng hơn bằng cách thiết kế nhiều ô cửa kính lớn.
Ngoài ra bạn cũng cần chú trọng đến ánh sáng nhân tạo bằng cách bố trí hệ thống đèn led âm trần để không gian phòng tập luôn sáng sủa.
Lựa chọn chất liệu sàn tập gym
Bề mặt sàn của phòng tập gym cần đảm bảo độ ma sát cao để không gây trơn trượt trong quá trình luyện tập. Ngoài ra nó cũng phải có khả năng chịu lực tốt, ít biến dạng và hạn chế được tiếng ồn phát ra. Gỗ, sàn cỏ nhân tạo hoặc sàn cao su là những lựa chọn vật liệu tốt nhất khi thi công sàn phòng gym.
Bố trí các khu vực trong phòng gym
Thiết kế phòng gym chuyên nghiệp cần phải có 3 khu vực chính bao gồm: quầy lễ tân (với các phòng tập gym bình dân diện tích nhỏ có thể bỏ qua), khu tập luyện và phòng thay đồ. Trong đó quầy lễ tân đặt ngay tại lối ra vào để thuận tiện cho việc tiếp đón và tư vấn khách hàng mới; khu tập luyện cần đảm bảo diện tích rộng rãi, thông thoáng; phòng thay đồ và vệ sinh nên bố trí ở nhưng khu vực kín đáo và khuất tầm mắt.
2. Tổng hợp các mẫu thiết kế phòng gym chuyên nghiệp, ấn tượng
Dưới đây là tổng hợp các mô hình thiết kế phòng gym chuyên nghiệp và phổ biến nhất hiện nay.
Mẫu thiết kế phòng gym bình dân
Thiết kế phòng gym bình dân rất phù hợp cho những bạn trẻ có vốn đầu tư ít (dưới 200 triệu) đang muốn mở phòng gym gần các trường đại học, chủ yếu phục vụ khách hàng sinh viên và người lao động có thu nhập thấp.
Không gian phòng tập thể dục bình dân thường được thiết kế đơn giản với số lượng máy móc và dụng cụ tập luyện vừa đủ để phục vụ cùng lúc 20 – 30 khách hàng. Do chi phí thấp nên phòng tập gym bình dân thường có mặt bằng trong các ngõ nhỏ, ít thông thoáng hơn các phòng tập gym chuyên nghiệp. Vì vậy các bạn cần lưu ý không bố trí dụng cụ tập luyện dày đặc và nên thiết kế nhiều cửa sổ để tạo cảm giác thoải mái nhất cho gymer.
Mẫu thiết kế phòng gym dưới 200m2
Với các phòng tập gym diện tích dưới 200m2 sẽ phù hợp cho những khu vực có mật độ dân cư vừa phải như nông thôn hoặc vùng ngoại thành, hướng đến khách hàng là những người có thu nhập trung bình. Chi phí đầu tư ban đầu sẽ rơi vào khoảng 250 – 350tr bao gồm: tiền dụng cụ máy móc và thiết kế – setup không gian.
Với diện tích mặt bằng không quá lớn, bạn nên ưu tiên những máy móc, dụng cụ tập cơ bản và phổ biến với hầu hết tất cả mọi người vừa tiết kiệm chi phí lại tối ưu diện tích không gian.
Mẫu thiết kế phòng gym chuyên nghiệp dưới 500m2
Để thiết kế các mô hình phòng tập gym dưới 500m2, bạn cần chi phí đầu tư khoảng 350 – 500 triệu đồng, phù hợp để setup phòng gym tại các trung tâm thể thao, khu chung cư hoặc tại khu vực có mật độ dân cư đông.
Với lợi thế về mặt diện tích, bạn có nhiều lựa chọn về phong cách thiết kế phòng tập từ đơn giản hiện đại đến sang trọng, ấn tượng hoặc gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý phân chia khu vực tập luyện khoa học và bố trí các thiết bị phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu để thuận tiện cho các gymer trong quá trình di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác.
Mẫu thiết kế phòng gym chuyên nghiệp trên 500m2
Với diện tích sàn trên 500m2, bạn có thể thoải mái thiết kế mô hình phòng gym cao cấp từ 3 – 5 sao với nhiều bộ môn tập luyện khác nhau để thu hút khách hàng, gia tăng lợi nhuận.
Nhờ diện tích rộng rãi, mỗi bộ môn thường được thiết kế 1 khu vực tập luyện riêng mang đến cho khách hàng trải nghiệm tập luyện chuyên nghiệp và bài bản. Ánh sáng, màu sắc bên trong phòng tập cũng được chăm chút tỷ mỷ để làm tăng thêm sự đẳng cấp và ấn tượng.
Mẫu thiết kế phòng gym tại nhà
Thiết kế phòng tập thế hình tại nhà đang là xu hướng hiện nay, phù hợp cho những người muốn chủ động về thời gian tập luyện và yêu thích sự riêng tư. Đặc biệt với phòng gym tại nhà, mọi thành viên trong gia đình đều có thể rèn luyện sức khỏe và trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn.
Diện tích phù hợp để setup phòng gym mini tại nhà là từ 10 – 30m2, đáp ứng nhu cầu để từ 2 – 5 loại máy móc, dụng cụ tập luyện. Bạn nên ưu tiên những không gian thông thoáng để bố trí phòng tập như sân thượng, hoặc phòng có cửa sổ lớn,ngần ban công,… để lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên, mang đến cảm giác thoải mái và thư giãn nhất khi luyện tập.
Mẫu phòng tập Yoga đẹp
Ngoài thiết kế phòng gym thì cũng có rất nhiều bạn quan tâm đến các mẫu phòng tập Yoga. Về cơ bản, bộ môn Yoga chủ yếu tập trung vào cải thiện tinh thần người tập. Do vậy thiết kế phòng tập Yoga thường có sắc thái nhẹ nhàng, ấm cúng và gần gũi hơn.
Có thể thấy hiện nay có rất nhiều lựa chọn mô hình thiết kế phòng gym với chi phí khác nhau để bạn lựa chọn. Hy vọng với những gợi ý của HPdecor sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để setup phòng tập gym thuận lợi nhất.
Liên hệ HPdecor để được tư vấn kỹ hơn và nhận báo giá chi tiết cho nhu cầu thiết kế phòng gym chuyên nghiệp, ấn tượng, giúp bạn đạt hiệu quả kinh doanh như ý muốn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.