Gỗ Veneer là gì? Ứng dụng của gỗ Veneer trong nội thất

Veneer được coi là vật liệu mới có thể thay thế gỗ tự nhiên đang ngày càng có dấu hiệu khan hiếm. Gỗ veneer được sử dụng phổ biến bởi tính ứng dụng cao của vật liệu này khi sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản về gỗ veneer để tránh những hiểu lầm trong quá trình lựa chọn vật liệu. Trong bài viết dưới đây, HPDecor sẽ đem đến một số thông tin hữu ích về gỗ veneer đến cho bạn. 

Veneer là gì? Gỗ veneer là gì?

Một số đơn vị thi công thiết kế đồ gỗ hoặc khách hàng thường hiểu sai hai khái niệm này, dẫn đến việc thành phẩm chưa đạt yêu cầu và chất lượng. Là một người tư vấn hay khách hàng thông minh, bạn cần biết veneer và gỗ veneer không giống nhau.

Veneer là loại vật liệu có mẫu mã vô cùng đa dạng
Veneer là loại vật liệu có mẫu mã vô cùng đa dạng 
  • Veneer (hay ván lạng) là loại  gỗ tự nhiên thông qua quá trình lạng mỏng thành những tấm gỗ có độ dày chỉ từ 0.6mm – dưới 3mm. Loại vật liệu này được lạng mỏng như vậy để tạo ra sự tự nhiên cho sản phẩm. 
  • Không giống như veneer, gỗ veneer thường là loại có cốt gỗ công nghiệp như MDF, MFC, gỗ dăm, gỗ plywood. Sau công đoạn xử lý cốt gỗ, người thợ sẽ dán lớp veneer đã được lạng mỏng lên trên bằng các loại hỗn hợp kết dính chuyên dụng. Sau quá trình này, những tấm gỗ veneer có chất lượng gỗ tốt và mẫu mã giống gỗ tự nhiên đã ra đời. Tùy theo loại veneer được sử dụng mà gỗ veneer sẽ có các loại tương ứng như veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào, veneer gỗ đỏ, veneer gỗ nu,…

Ván lạng ra đời là vị cứu tinh cho những loại gỗ bị khai thác nặng và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ từ một cây gỗ tự nhiên, qua bàn tay khéo léo của con người, hàng loạt những miếng ván gỗ veneer có chất lượng tốt đã ra đời. Điều này đã giúp giảm tình trạng khai thác tài nguyên rừng, giảm chi phí cho khách hàng đồng thời gia tăng các mặt hàng cho người yêu thích nội thất gỗ có thể lựa chọn.

Xem ngay: Thiết kế thi công nội thất trọn gói đẹp, uy tín, chuyên nghiệp

Quy trình tạo ra veneer và gỗ veneer

Sau khi hiểu rõ hai khái niệm veneer và gỗ veneer, ta cùng đi qua quy trình sản xuất của từng vật liệu, bạn sẽ thấy bất ngờ bởi điều mà những người thợ đã làm để tạo ra những tấm ván gỗ veneer mang dáng vẻ của gỗ tự nhiên. 

Quy trình sản xuất veneer

Mỗi kiểu lạng mỏng gỗ sẽ cho ra những hoa văn khác nhau, tạo nên sự độc đáo của mỗi món đồ nội thất. 

  • Bóc khối phần tư
 Quy trình sản xuất veneer
Quy trình sản xuất veneer

Hoa văn được tạo ra từ kiểu bóc này khá đơn giản, nhẹ nhàng và được sử dụng trong các không gian trang trọng như phòng khách, văn phòng,…

  • Bóc tròn
Go-veneer-3

Khác với kiểu bóc khối phần tư, bóc tròn cho ra thành quả là những hoa văn bong bóng vỡ vô cùng độc đáo. Họa tiết này hợp với những không gian mang đậm cá tính riêng của khách hàng. 

  • Cắt phẳng
Go-veneer-5-1

Đây là họa tiết gỗ mang dáng vẻ tự nhiên và phổ biến nhất trong veneer, phù hợp để làm sàn gỗ, lát tường, không gian của bạn chắc chắn sẽ trở nên sang trọng hơn. 

  • Bóc lệch tâm
Go-veneer-6

Họa tiết bóc lệch tâm phù hợp cho mảng tường lớn, nét vân gỗ tự nhiên giúp tăng độ chân thực cho sản phẩm. 

  • Cắt khối phần tư bán tiếp xuyên tâm
Go-veneer-7

Và cuối cùng là một họa tiết tưởng chừng như đơn giản nhưng những người thợ làm nghề để tạo nên được họa tiết này cần rất tỉ mỉ, khéo léo để giữ nguyên những đường nét của veneer. 

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Để có trên tay một tấm gỗ veneer thành phẩm, chúng ta cần có 7 bước như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu 

Nguyên liệu là những tấm gỗ tự nhiên (gỗ thịt) như: gỗ cây sồi, gỗ cây óc chó, gỗ cây tràm bông vàng,… cần trải qua các bước xử lý bao gồm tách vỏ, ngâm hoặc luộc, loại bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô. 

Go-veneer-8
Gỗ veneer có cấu tạo hai phần chính bao gồm phần cốt gỗ và veneer

Bước 2: Lạng gỗ

Lạng các khối gỗ nguyên liệu đã chuẩn bị thành các lát mỏng theo hoa văn yêu cầu của khách hàng (như minh họa phần trên) có độ dày từ 0.6 mm – dưới 3 mm.

Bước 3: Sấy khô

Thợ gia công không phơi các lát gỗ đã lạng bởi ánh nắng mặt trời sẽ có nhiệt độ cao và khó kiểm soát khiến các lát gỗ bị cong vênh, giòn và dễ gãy. Máy sấy công nghiệp giúp loại bỏ các tình trạng trên cho cho ra thành phẩm nhanh hơn. 

Bước 4: Phủ keo

Các loại keo chuyên dụng sẽ được phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC,… Người thợ sẽ lăn keo cẩn thận trên cốt gỗ rồi dán veneer lên trên. Hợp chất kẹo rất nhanh khô, không gây độc hại và có khả năng kết dính tốt, không thấm nước nên khách hàng có thể hoàn toàn an tâm.

Bước 5: Ghép veneer hoàn chỉnh lên gỗ

Công đoạn này sẽ được thực hiện bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Hai lớp veneer sẽ được ép vào cốt gỗ để đảm bảo độ tự nhiên.

Bước 6: Chà nhám

Đây là bước vô cùng quan trọng khi quyết định độ nhẵn bóng của sản phẩm. Lớp veneer cố định chắc chắn ở phần gỗ sẽ được thợ dùng máy chà nhám bề mặt giúp tạo độ phẳng và nhẵn mịn.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và phân phối

Sau khi sản xuất xong, sản phẩm được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng trước khi phân phối đến khách hàng.

Xem ngay: TOP 25+ phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay

Ứng dụng gỗ veneer trong thiết kế thi công nội thất

Mang vẻ đẹp của gỗ tự nhiên cùng sự bền bỉ của gỗ công nghiệp và giá thành hợp lý, gỗ veneer được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. từ nội thất nhà ở đến nội thất văn phòng, showrroom, cửa hàng,….

Dưới đây là một số ứng dụng trong nội thất của loại vật liệu này. 

Go-veneer-12
Tủ kệ gia công từ ván lạng mang màu sắc tươi tắn, tự nhiên
Go-veneer-13
Vách ngăn văn phòng, nhà ở từ gỗ công nghiệp phủ tấm veneer vô cùng sang trọng và ấn tượng
Go-veneer-9
Gỗ ván veneer còn được sử dụng trong việc lát nền tạo cảm giác mát mẻ cho người sử dụng
Go-veneer-10
Giường gỗ veneer được nhiều khách hàng lựa chọn bởi mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt
Go-veneer-14
Giá kệ mdf dán veneer được ưa chuộng trong thi công nội thất thư viện, showroom

Địa chỉ uy tín thi công thiết kế đồ gỗ veneer

Veneer là loại vật liệu dễ ứng dụng nhưng để có được sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng thì đơn vị thi công thiết kế cần hiểu rõ cấu trúc đặc biệt của gỗ veneer trước khi thi công. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một đơn vị thi công thiết kế đồ nội thất uy tín, chất lượng – HPDecor. 

HPDecor là đơn vị có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất và với những kinh nghiệm dày dặn ấy cùng đội ngũ kỹ sư uy tín, chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Những lý bạn nên lựa chọn HPDecor để thi công đồ nội thất từ gỗ veneer:

  • Chuyên nghiệp

HPDecor sở hữu đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Những thiết kế nội thất hoặc cửa hàng, shop đều được chúng tôi đầu tư để đảm bảo yêu cầu của khách hàng. 

hpdecor.vn-công ty thiết kế nội thất
HPDecor tự hào là công ty thiết kế thi công nội thất uy tín hàng đầu miền Bắc
  • Chi phí hợp lý

Hoàng Phát tự tin đem đến cho khách hàng mức chi phí hợp lý nhất bởi chúng tôi làm việc trực tiếp với đội ngũ sản xuất nội thất của nhà xưởng mà không qua trung gian. Việc này cũng giúp đơn vị cam kết về chất lượng và độ bền của sản phẩm với khách hàng. 

  • Các gói thi công đa dạng

Nhìn ra nhu cầu của mỗi khách hàng khi đến với HPDecor, chúng tôi đưa ra nhiều lựa chọn thiết kế trọn gói cho khách hàng. Từ khâu lên ý tưởng, thiết kế đến gia công, thi công đều được nhân viên HPDecor thống nhất với khách hàng để đảm bảo thành phẩm hoàn hảo nhất. Việc sử dụng trọn gói như trên cũng giúp giảm bớt phần nào chi phí cho bạn khi đến với chúng tôi. 

Gỗ veneer và những ứng dụng thực tế đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết trên. Hy vọng bạn sẽ có thêm một gợi ý về vật liệu trong quá trình lựa chọn đồ nội thất cho không gian nhà ở và cửa hàng của mình.

Nếu cần thiết kế thi công nội thất cửa hàng, văn phòng, nhà ở, hãy Liên hệ HPDecor để được tư vấn và báo giá ưu đãi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *